KIỂM TOÁN – BÁO CÁO QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH

Mục đích của việc kiểm toán là kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến độc lập về Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành có được lập trên cơ sở chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và quy định về quyết toán dự án hiện hành,

KIỂM TOÁN – BÁO CÁO QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH

1. Mục tiêu cuộc kiểm toán

Mục đích của việc kiểm toán là kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến độc lập về Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành có được lập trên cơ sở chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và quy định về quyết toán dự án hiện hành, có tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan về quản lý đầu tư và xây dựng, đồng thời có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình và kết quả đầu tư hay không?

2. Phạm vi kiểm toán

Phạm vi kiểm toán được xác định trên cơ sở các yêu cầu của dự án về nội dung dịch vụ kiểm toán. Những yêu cầu này tập trung chủ yếu vào việc quyết toán dự án hoàn thành của các dự án trên cơ sở quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng và đặc biệt là các quy định về quản lý tài chính và kế toán trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.

Theo đó, Kiểm toán viên, kỹ thuật viên sẽ thực hiện kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành các dự án và đưa ra ý kiến về mức độ trung thực, hợp lý của các thông tin được trình bày trên Báo cáo này, làm cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và phê duyệt Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của dự án.

3. Nội dung kiểm toán

Kiểm toán viên, kỹ thuật viên được yêu cầu đưa ra ý kiến về các nội dung sau:

– Tính hợp lý, hợp lệ của hồ sơ pháp lý của dự án;

– Tình hình cấp phát vốn đầu tư;

– Chi phí đầu tư thực hiện của dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn kết thúc đầu tư bao gồm chi phí xây lắp, chi phí thiết bị và chi phí khác;

– Giá trị tài sản bàn giao đưa vào sử dụng bao gồm cả tài sản cố định và tài sản khác của dự án;

– Các chi phí không tính vào giá trị tài sản bao gồm cả giá trị thiệt hại do thiên tai, nguyên nhân bất khả kháng và giá trị khối lượng được hủy bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền của dự án;

– Tình hình công nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng của dự án;

– Sự phù hợp và đầy đủ của hồ sơ quyết toán dự án của dự án so với hướng dẫn quyết toán dự án của Bộ Tài chính.

Ngoài ra, kiểm toán viên sẽ có ý kiến tư vấn về phương pháp hạch toán kế toán, sổ sách và báo cáo tài chính hàng năm liên quan đến dự án, hệ thống kiểm soát nội bộ và các hoạt động quản lý mà kiểm toán viên đã kiểm tra trong thời gian kiểm toán. Xác định những điểm cần phải lưu ý trong hệ thống quản lý của dự án cũng như các vấn đề cần thiết khác.

4. Tổ chức thực hiện

1. Lập kế hoạch kiểm toán

Chúng tôi sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán ngay sau khi được bổ nhiệm làm Kiểm toán của dự án. Chúng tôi thực hiện các bước công việc sau:

– Tiếp cận và phỏng vấn Chủ đầu tư và các bên có liên quan khác;

– Xác định mục tiêu, phạm vi, phương thức tiến hành;

– Thu thập thông tin chung về công trình;

– Thảo luận sơ bộ với chủ đầu tư;

– Soát xét sơ bộ báo cáo quyết toán công trình;

– Lập kế hoạch kiểm toán chung;

– Phân công nhiệm vụ trong nhóm kiểm toán;

– Xây dựng chương trình kiểm toán;

– Thông qua kế hoạch kiểm toán và giới thiệu nhóm kiểm toán với Chủ đầu tư;

– Thu thập tất cả các hồ sơ tài liệu cần thiết cho cuộc kiểm toán;

– Thu thập thông tin thực tế tại văn phòng của Chủ đầu tư.

Cách tiếp cận trên cho phép chúng tôi:

  • Hiểu biết rõ về tình hình thực hiện dự án;
  • Hiểu biết rõ về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của Quý Khách hàng;
  • Đánh giá đúng và đủ về rủi ro và mức độ trọng yếu.

2. Thực hiện kiểm toán

– Kiểm tra tài liệu, hợp đồng, các văn bản liên quan trình tự thủ tục đầu tư công trình;

– Kiểm tra các thủ tục đấu thầu xây lắp, mua sắm thiết bị;

– Kiểm tra tính hợp lý hợp lệ của các chi phí xây lắp, thiết bị, chi phí khác;

– Kiểm tra mẫu tại hiện trường (trường hợp đặc biệt);

– Kiểm tra tổng thể báo cáo quyết toán công trình hoàn thành;

– Làm việc với Chủ đầu tư hoặc các nhà thầu, các bên liên quan để thu thập để củng cố căn cứ.

Công việc kiểm toán bao gồm các nội dung sau:

Bước 1

Kiểm tra hồ sơ pháp lý – Tập hợp, sắp xếp phân loại hồ sơ và tài liệu, kiểm tra và đối chiếu danh mục, nội dung các văn bản pháp lý của toàn bộ dự án;
– Kiểm tra việc chấp hành trình tự thủ tục đầu tư xây dựng theo quy định của Nhà nước từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc đầu tư đưa dự án vào sản xuất, sử dụng;
– Kiểm tra việc chấp hành Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn;
– Những kiến nghị của AAVC về việc lưu giữ chứng từ hồ sơ tài liệu và sổ sách kế toán.
– Kiểm tra tính pháp lý của các hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và các nhà thầu (tư vấn, xây dựng, cung ứng vật tư thiết bị…) để thực hiện dự án;

Bước 2

Kiểm tra tổng dự án theo nguồn vốn và cơ cấu vốn của dự án – Kiểm tra nguồn vốn trên cơ sở số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra việc trình bày và phân loại nguồn dự án theo từng nguồn, theo từng năm và toàn bộ dự án;
– Kiểm tra việc trình bày và phân loại nguồn vốn theo các thành phần: Xây lắp, thiết bị, chi phí khác;
– Kiểm tra tình hình cấp phát vốn qua các năm, đối chiếu với số liệu của cơ quan cấp phát, cho vay vốn;
– Phân tích so sánh cơ cấu dự án thực hiện với cơ cấu vốn ghi trong tổng dự toán và tổng mức đầu tư được duyệt.

Bước 3

Kiểm tra giá trị quyết toán phần xây lắp – Kiểm tra tổng hợp chi phí XL trên cơ sở số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính hàng năm;
– Kiểm toán quy trình, thủ tục đấu thầu xem có phù hợp với qui định không?
– Kiểm toán khối lượng giá trị đề nghị quyết toán so với khối lượng và giá trúng thầu, trên cơ sở nghiệm thu khối lượng phù hợp với hồ sơ trúng thầu.
– Kiểm tra chủng loại vật tư, chất lượng vật liệu trong hồ sơ mời thầu so với dự toán trúng thầu và nghiệm thu.
– Kiểm toán khối lượng phát sinh được duyệt, hoặc chưa được duyệt, xác định nguyên nhân phát sinh và khối lượng phát sinh này đã được quyết toán theo nguyên tắc của hồ sơ mời thầu và Hợp đồng kinh tế chưa?
– Kiểm toán khối lượng phát sinh giảm trên cơ sở hồ sơ hoàn công, nhật ký công trình, biên bản nghiệm thu…
– Nhận xét đánh giá sự tuân thủ qui định pháp luật, hợp pháp và hợp lý trong việc áp dụng các định mức, đơn giá, dự toán đánh giá việc chấp hành các qui định về quản lý thực hiện đầu tư, quy chế đấu thầu của chủ đầu tư, các nhà thầu, của các cơ quan quản lý thực hiện dự án.
– Lập bảng tổng hợp số liệu kiểm toán theo các chỉ tiêu hạng mục, số dự toán được duyệt, quyết toán, kiểm toán, chênh lệch (tăng, giảm) giữa kiểm toán so với đề nghị quyết toán, lập bảng tính toán chi tiết và thuyết minh rõ lý do các khoản chênh lệch, đưa ra các nhận xét về kiết quả kiểm tra nêu trên.

Bước 4

Kiểm tra giá trị quyết toán phần thiết bị – Kiểm tra tổng hợp chi phí thiết bị trên cơ sở số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính hàng năm;
– So sánh danh mục, chủng loại giá cả thiết bị với tổng dự toán được duyệt, xác định và đánh giá nguyên nhân tăng giảm;
– Kiểm tra chi tiết chi phí thiết bị, so sánh đối chiếu với hợp đồng nhập khẩu, chứng từ nhập khẩu, biên bản giao nhận, quyết toán lắp đặt để xác định số thiết bị, vật tư thừa thiếu;
– Kiểm tra sự hợp lý của các chi phí tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản bảo dưỡng, gia công chế tạo và lắp đặt thiết bị, phụ phí ngoại thương, lưu kho, lưu bãi… (nếu có).

Bước 5

Kiểm tra giá trị quyết toán chi phí khác – Kiểm tra tổng hợp chi phí khác trên cơ sở số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính hàng năm, so sánh đối chiếu với sổ cái và chứng từ kế toán;
– Xác định danh mục chi phí khác có liên quan trực tiếp đến hạng mục dự án hoàn thành. So sánh giá trị của từng loại chi phí khác đã thực hiện với tổng dự toán được duyệt và chế độ hiện hành về quản lý chi phí khác trong đầu tư xây dựng, xác định nguyên nhân tăng giảm;
– Các chi phí khác có liên quan đến nhiều hạng mục sẽ thẩm tra và phân bổ cho các hạng mục dự án khi quyết toán toàn bộ dự án;
– Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của các loại chi phí khác bao gồm:

+ Các khoản chi phí tư vấn thực hiện theo hợp đồng;

+ Các khoản chi phí do Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện;

+ Chi phí ban quản lý dự án, chi phí chuyên gia, chi phí thẩm định, thẩm tra, bảo hiểm…

Bước 6

Kiểm tra các khoản chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản – Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của giá trị thiệt hại do thiên tai và các nguyên nhân bất khả kháng khác không thuộc phạm vi bảo hiểm;
– Kiểm tra giá trị khối lượng được huỷ bỏ theo quyết định của cấp quyết định đầu tư.

Bước 7

Kiểm tra giá trị tài sản cố định và lưu động bàn giao – Kiểm tra số liệu tổng hợp tài sản, đối chiếu so sánh số liệu với báo cáo quyết toán, chi phí đầu tư;
– Tập hợp, phân loại các danh mục tài sản cố định và tài sản lưu động đã bàn giao cho đơn vị khác đưa vào khai thác sử dụng theo giá trị thực tế đầu tư hàng năm và giá trị quy đổi về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao tài sản, mục đích giảm trừ dự án cho dự án;
– Kiểm tra việc trình bày và phân loại tài sản theo nguồn vốn và nơi sử dụng;
– Kiểm tra các chính sách và thủ tục phân bổ các chi phí khác cho tài sản có được áp dụng hợp lý, phù hợp với các văn bản của Nhà nước và tính nhất quán của việc phân bổ.

Bước 8

Kiểm tra tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng – Kiểm tra xác định công nợ:

+ Kiểm tra tổng số vốn đã thanh toán cho dự án; xác định số vốn thanh toán các nhà thầu theo hạng mục, khoản mục chi phí thực hiện đề nghị quyết toán;

+ Căn cứ số liệu các khoản mục chi phí đã được xác định, số vốn đã thanh toán và tình hình công nợ của chủ đầu tư, xác định các khoản nợ phải thu, phải trả giữa chủ đầu tư và các đơn vị, cá nhân có liên quan;

+ Xem xét, kiến nghị phương án xử lý đối với các khoản tiền vốn thu được chưa nộp ngân sách, số dư tiền gửi, tiền mặt.

– Kiểm tra, xác định giá trị vật tư, thiết bị tồn đọng:

+ Kiểm tra giá trị vật tư, thiết bị tồn đọng theo sổ kế toán, đối chiếu với số liệu kiểm kê thực tế;

+ Kiểm tra việc sử dụng các loại vật tư thiết bị: đối chiếu với số lượng mua sắm, biên bản nghiệm thu công tác lắp đặt;

+ Kiểm tra việc phân loại và đánh giá VT thiết bị tồn đọng thể hiện trên báo cáo QT;

+ Xem xét, kiến nghị phương án xử lý của chủ đầu tư đối với giá trị vật tư, thiết bị tồn đọng.

Bước 9

Kiểm tra báo cáo quyết toán và hồ sơ quyết toán các hạng mục dự án – Rà soát, đối chiếu lại toàn bộ các giá trị vật tư – thiết bị đưa vào sử dụng, tổng số dự án theo cơ cấu vốn gồm: Thiết bị, Chi phí khác;
– Kiểm tra việc lập Báo cáo quyết toán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

3. Kiểm soát chất lượng kiểm toán

– Toàn bộ công việc kiểm toán được kiểm soát bởi Chủ nhiệm kiểm toán, phòng Kiểm soát chất lượng kiểm toán và thành viên Ban Giám đốc kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán.

– Mục đích của việc kiểm soát chất lượng kiểm toán nhằm đảm bảo cho việc cung cấp dịch vụ đảm bảo về chất lượng, tư vấn tối đa đem lại lợi ích cho Quí khách hàng.

4. Lập Báo cáo kiểm toán

– Tổng hợp các kết quả kiểm toán;

– Lập dự thảo Báo cáo kiểm toán;

– Gửi Dự thảo Báo cáo kiểm toán cho Chủ đầu tư;

– Trao đổi với Chủ đầu tư và các bên có liên quan về số liệu kiểm toán;

– Hoàn thiện Báo cáo kiểm toán và phát hành chính thức.

Thông qua kết quả kiểm toán chúng tôi có thể tư vấn cho Chủ đầu tư:

– Tuân thủ các văn bản pháp quy của Nhà nước trong lĩnh vực XDCB, phù hợp với pháp luật Việt Nam;

– Xử lý các vướng mắc và tồn đọng liên quan đến việc quyết toán công trình;

– Lập báo cáo quyết toán dự án theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

  • Hotline: 035.401.2914
  • Email: [email protected]
  • Địa chỉ: F1/1Q, đường số 1, KDC Đồng Danh, X. Vĩnh Lộc, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh