TÊN DOANH NGHIỆP VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI ĐẶT TÊN DOANH NGHIỆP

Trong quá trình thành lập doanh nghiệp của mình ngoài những thủ tục pháp lý để tiến hành thành lập doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp thường quan tâm tới việc đặt tên cho doanh nghiệp của mình. Tên gọi sẽ gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, thông qua tên gọi doanh nghiệp cũng luôn ấp ủ những định hướng và mục tiêu cho mình. Vậy đặt tên gọi như thế nào cho đúng?

TÊN DOANH NGHIỆP VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI ĐẶT TÊN DOANH NGHIỆP

TÊN DOANH NGHIỆP GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN GÌ?

- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự:

+ Loại hình doanh nghiệp

+ Tên riêng

Trong đó:

· Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

· Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chứ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

NHỮNG LƯU Ý KHI ĐẶT TÊN DOANH NGHIỆP

- Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên của doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

- Lưu ý một số điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp được quy định tại Điều 38 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:

+ Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh đã được đăng ký kinh doanh

+ Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

+ Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

XỬ LÝ ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP TÊN DOANH NGHIỆP XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp quy định về xử lý đối với với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp như sau:

- Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu đó. Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.

- Căn cứ để xác định tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện theo các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

- Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đặt tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

  • Hotline: 035.401.2914
  • Email: [email protected]
  • Địa chỉ: F1/1Q, đường số 1, KDC Đồng Danh, X. Vĩnh Lộc, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh