KẾ TOÁN NỘI BỘ
Kế toán nội bộ là vị trí được giao nhiệm vụ thống kê, phân tích các số liệu phát sinh khi không có chứng từ, hóa đơn. Mục tiêu là tính được lãi và lỗ trong hoạt động kinh doanh của công ty trên thực tế.
Kế toán nội bộ là vị trí được giao nhiệm vụ thống kê, phân tích các số liệu phát sinh khi không có chứng từ, hóa đơn. Mục tiêu là tính được lãi và lỗ trong hoạt động kinh doanh của công ty trên thực tế. Sau cùng, kế toán nội bộ tạo được dữ liệu cơ sở, giúp Giám đốc điều hành quyết định chiến lược mới để cải thiện tình trạng kinh doanh của công ty.
Mỗi người đảm nhiệm mảng kế toán riêng sẽ có những công việc cụ thể khác nhau. Nhìn chung, công việc của kế toán nội bộ là:
- Kiểm tra lại tính hợp lệ và hợp pháp của các chứng từ
- Hạch toán chứng từ, hóa đơn
- Luân chuyển các loại giấy tờ theo trình tự khoa học
- Lưu trữ và bảo mật các giấy tờ nội bộ một cách an toàn
- Phối kết hợp với các kế toán nội bộ khác trong doanh nghiệp
- Lập báo cáo theo tuần, tháng, quý hoặc đột xuất nếu cần
- Thống kê và phân tích số liệu về thực trạng kinh doanh, sản xuất
Mô tả công việc kế toán nội bộ sẽ chi tiết hơn đối với từng mảng. Trong doanh nghiệp lớn thì có thể có nhiều kế toán nội bộ và mỗi người chịu trách nhiệm cho một mảng riêng:
- Kế toán thu chi: Theo dõi, quản lý tiền, quỹ, thu chi và lập các chứng từ.
- Kế toán kho: Theo dõi, quản lý hàng xuất, nhập, tồn kho và lập các chứng từ.
- Kế toán ngân hàng: Mở tài khoản cho công ty; Theo dõi, quản lý luồng tiền qua tài khoản và lập các chứng từ.
- Kế toán tiền lương: Xây dựng, soạn thảo, quản lý hợp đồng lao động; Quản lý chế độ bảo hiểm cho người lao động; Thanh toán tiền lương cho người lao động.
- Kế toán bán hàng: Sử dụng phần mềm kế toán để theo dõi, quản lý số liệu mua bán, doanh thu, quan hệ khách hàng; Lập chứng từ, hóa đơn và báo cáo.
- Kế toán công nợ: Theo dõi, quản lý tình hình thanh toán của khách hàng; Lên kế hoạch và lập báo cáo công nợ.
- Kế toán tổng hợp: Theo dõi tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các chứng từ, tài khoản và báo cáo tài chính.
- Kế toán trưởng: Điều hành, chỉ đạo, kiểm soát số liệu nhằm tham mưu với Ban giám đốc về tình hình lợi nhuận, tài chính cho doanh nghiệp.
- Kiểm soát nội bộ: Theo dõi toàn bộ hệ thống, nhân viên, trang thiết bị, cơ sở, chi phí quản lý, tình trạng phát triển của doanh nghiệp; Đảm bảo mọi hoạt động diễn ra đúng pháp luật.
Bên cạnh việc nắm được mô tả công việc kế toán nội bộ, cần rèn luyện những kỹ năng sau để trở thành một kế toán giỏi:
- Thành thạo nghiệp vụ về kế toán: Sau khi hoàn tất quá trình đào tạo chuyên ngành kế toán, bạn cần thành thạo các nghiệp vụ như lưu trữ, thống kê, làm hồ sơ, làm báo cáo,…
- Có khả năng tính toán nhanh nhạy: Bên cạnh việc sử dụng phần mềm hỗ trợ, kỹ năng tính toán giúp kế toán nội bộ hạn chế được các sai số.
- Biết cách sử dụng máy tính hiệu quả: Kế toán nội bộ cần có kỹ năng sử dụng tin học văn phòng và các phần mềm bổ trợ tốt.
- Tuyệt đối bảo mật thông tin: Kế toán nội bộ có thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để rò rỉ các thông tin nội bộ ra bên ngoài. Bởi vậy, bạn cần có kỹ năng bảo mật thông tin tuyệt đối chặt chẽ.
- Giao tiếp: Mặc dù kế toán nội bộ là một công việc độc lập, nhưng bạn vẫn cần có kỹ năng giao tiếp tốt thì mới có thể hợp tác tốt với các bộ phận khác.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
- Hotline: 035.401.2914
- Email: [email protected]
- Địa chỉ: F1/1Q, đường số 1, KDC Đồng Danh, X. Vĩnh Lộc, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh