DỊCH VỤ KÊ KHAI THUẾ

Kê khai thuế là hoạt động mà doanh nghiệp phải thực hiện đúng và đủ theo quy định pháp luật. Nếu doanh nghiệp chậm kê khai thuế theo quy định, dù thời gian chậm trễ chỉ là 1 – 2 ngày thì doanh nghiệp cũng đã vi phạm nghĩa vụ về kê khai thuế và chịu phạt theo quy định pháp luật. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình kê khai thuế của doanh nghiệp diễn ra đúng và đủ theo quy định pháp luật, Luật Hoàng Long cung cấp dịch vụ kê khai thuế trọn để tránh sự thiết sót, chậm chễ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

DỊCH VỤ KÊ KHAI THUẾ

CÁC LOẠI BÁO CÁO THUẾ DOANH NGHIỆP PHẢI KÊ KHAI

- Tờ khai thuế GTGT;

- Tờ khai thuế TNCN ( nếu có): Tờ khai khấu trừ thuế TNCN (tháng hoặc quý) và tờ khai quyết toán thuế TNCN năm;

- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn;

- Tạm tính thuế TNDN (nếu có);

- Tờ khai lệ phí môn bài;

- Báo cáo tài chính năm;

- Ngoài ra, nếu doanh nghiệp phát sinh thêm thì phải nộp Báo cáo khác như: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế XNK….

THỜI GIAN NỘP HỒ SƠ KHAI THUẾ

THỜI GIAN NỘP HỒ SƠ KHAI THUẾ ĐỐI VỚI LOẠI THUẾ CÓ KỲ TÍNH THUẾ THEO THÁNG, QUÝ:

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 44 Luật quản lý thuế 2019:

- Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;

- Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.

THỜI GIAN NỘP HỒ SƠ KHAI THUẾ ĐỐI VỚI LOẠI THUẾ CÓ KỲ TÍNH THUẾ THEO NĂM:

- Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;

- Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế;

- Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.

ĐỊA ĐIỂM NỘP HỒ SƠ KHAI THUẾ

Căn cứ quy định tại Điều 45 Luật quản lý thuế 2019, địa điểm nộp hồ sơ khai thuế quy định như nhau:

Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Trường hợp nộp hồ sơ khai thuế theo cơ chế một cửa liên thông thì địa điểm nộp hồ sơ khai thuế thực hiện theo quy định của cơ chế đó.

Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của Luật Hải quan.

Chính phủ quy định địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với các trường hợp sau đây:

a) Người nộp thuế có nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh;

b) Người nộp thuế thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều địa bàn; người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh;

c) Người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các khoản thu từ đất; cấp quyền khai thác tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản;

d) Người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế quyết toán thuế thu nhập cá nhân;

đ) Người nộp thuế thực hiện khai thuế thông qua giao dịch điện tử và các trường hợp cần thiết khác.

Như vậy, địa điểm nộp hồ sơ khai thuế gồm 4 điểm chính:

- Nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp: Việc phân chia trách nhiệm cho chi cục thuế hoặc cục thuế sẽ làm giảm gánh nặng cho cơ quan thuế cấp trên và tiết kiệm thời gian, công sức cho người nộp thuế. Được quy định chi tiết tại Quyết định 2845/QĐ-BTC năm 2016.

- Nộp hồ sơ khai thuế theo cơ chế một của liên thông: trên thực tế, việc nộp hồ sơ khai thuế theo cơ chế này còn khá hạn chế, nhưng quy định về nó chưa được rõ ràng. Theo Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính: “ Cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính là phương thức phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết một thủ tục hành chính hoặc một nhóm thủ tục hành chính có liên quan với nhau, theo d õ i, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân thông qua Bộ phận Một cửa .”

- Nộp hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu: được thực hiện theo Luật hải quan, thông thường cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan sẽ là địa điểm nộp hồ sơ khai thuế.

- Nộp hồ sơ khai thuế đối với các trường hợp đặc biệt, nội dung này khá phức tạp, được ghi nhận chi tiết tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

KHAI BỔ SUNG HỒ SƠ KHAI THUẾ

Hồ sơ gồm:

- Tờ khai bổ sung

- Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan.

Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.

Sau khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế thì việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế được quy định như sau:

- Người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai thuế đối với trường hợp làm tăng số tiền thuế phải nộp, giảm số tiền thuế được khấu trừ hoặc giảm số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn và bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế

- Trường hợp người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế có sai, sót nếu khai bổ sung làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được khấu trừ, tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn thì thực hiện theo quy định về giải quyết khiếu nại về thuế.

Căn cứ theo Điều 47 Luật quản lý thuế 2019

Trên đây là những nội dung cơ bản về kê khai thuế, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

  • Hotline: 035.401.2914
  • Email: [email protected]
  • Địa chỉ: F1/1Q, đường số 1, KDC Đồng Danh, X. Vĩnh Lộc, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh