THÀNH LẬP CHI NHÁNH
Khi mở doanh nghiệp thì ai cũng muốn rằng công ty mình sẽ được phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Và hướng đi mà các doanh nghiệp chọn chính là thành lập chi nhánh công ty. Chi nhánh công ty là gì? Các vướng mắc, điều kiện hay những thủ tục hồ sơ cần thiết khi mở chi nhánh ra sao? Chúng ta hãy cùng đi sâu và tìm hiểu thêm nữa nhé.
1. Chi nhánh công ty là gì?
Chi nhánh được định nghĩa là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Mang nhiệm vụ thực hiện một phần hay toàn bộ chức năng của doanh nghiệp ngay cả chức năng ủy quyền cho doanh nghiệp hay chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh cần phải đúng với ngành nghề của công ty. Tuy vậy, chi nhánh vẫn chỉ là một đơn vị trực thuộc công ty và không có tư cách pháp nhân độc lập.
Và các doanh nghiệp cũng cần lưu ý một chút về các vấn đề sau của chi nhánh:
- Tên của chi nhánh phải viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt, hoặc nếu có các kí tự đặc biệt thì các kí hiệu này cần phải phát âm được.
- Tên của chi nhánh sẽ mang tên của công ty kèm theo từ “Chi nhánh”
- Khi đăng ký hoạt động thì chi nhánh cần kèm theo tên viết tắt và tên nước ngoài.
- Tên của chi nhánh phải in hoặc viết với cỡ chữ nhỏ hơn tên của doanh nghiệp trên mọi giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu hay những ấn phẩm do chi nhánh phát hành.
- Ghi rõ địa chỉ như số nhà, hẻm, ngõ, phố, đường khi kê khai thông tin.
- Ngành nghề phải giống với ngành nghề của công ty.
- Không được bổ nhiệm những người sau làm người đứng đầu chi nhánh: cán bộ, công chức, viên chức nhà nước sĩ quan, quân nhân, cán bộ nhà nước…
2. Giống và khác nhau giữa chi nhánh hạch toán phụ thuộc và độc lập
Thế nào là chi nhánh độc lập và phụ thuộc? Làm thế nào để biết chi nhánh là độc lập hay phụ thuộc? Hãy cùng Luật Hoàng Long tìm hiểu cách phân biệt giữa 2 loại chi nhánh này.
Hạch toán độc lập được định nghĩa là mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại chi nhánh sẽ được ghi sổ kế toán tại đơn vị. Tự kê khai và quyết toán thuế, chi nhánh này còn có con dấu và mã số thuế ( gồm 13 số ).
Hạch toán phụ thuộc hay cách gọi khác là báo sổ thì chi nhánh chỉ tập hợp chứng từ và cuối tháng gửi về công ty chính để kê khai và quyết toán thuế.
Giống nhau:
- Đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp
- Vốn kinh doanh là của công ty
- Bộ máy nhân sự sẽ do công ty mẹ tổ chức
- Hoạt động của chi nhánh sẽ theo sự ủy quyền hoặc theo chủ trương của công ty
- Về mặt hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh sẽ là của công ty sau nộp thuế
- Kê khai thuế GTGT độc lập với công ty
- Đều sẽ có mức thu lệ phí môn bài là 1.000.000 đồng/năm
Khác nhau:
- Đối với chi nhánh hạch toán độc lập:
- Hạch toán đầy đủ các số sách, báo cáo tài chính… Và phòng kế toàn hay là bộ phận kế toán ở chi nhánh hạch toán độc lập sẽ là một đơn vị kế toán theo Luật Kế Toán.
- Sẽ chịu trách nhiệm kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Không có liên quan gì tới hiệu quả kinh doanh hay các chi nhánh cùng công ty khác.
- Đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc:
- Những số liệu trong sổ sách sẽ là một phần của sổ sách công ty. Đơn vị kế toán của công ty cũng bao gồm bộ phận kế toán các chi nhánh.
- Phải chuyển số liệu, chứng từ doanh thu và các chi phí về công ty. Sau đó, công ty sẽ kết hợp số liệu của các chi nhánh khác của cùng công ty và hoạt động của công ty để hạch toán và thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Điều kiện thành lập chi nhánh công ty
Thành lập chi nhánh là hướng đi được các doanh nghiệp lựa chọn để mở rộng thị trường, phát triển kinh doanh tối ưu nhất. Để các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về việc thành lập chi nhánh, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các doanh nghiệp về điều kiện đăng ký thành lập chi nhánh công ty:
- Có giấy phép kinh doanh được cấp theo đúng quy định của pháp luật
- Người đứng đầu chi nhánh cần đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Theo Luật doanh nghiệp thì các tổ chức cá nhân sau đây sẽ không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
-
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ.
- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh và thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.
- Người chưa thành niên, bị hạn chế năng lực hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự…
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân viên chức quốc phòng trong các cơ quan
- Trụ sở chi nhánh thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp. Không được phép đăng ký chi nhánh ở chung cư hay nhà tập thể.
-
- Có chứng chỉ hành nghề với ngành nghề kinh doanh tại chi nhánh.
- Tên của chi nhánh sẽ phải mang tên doanh nghiệp và đi kèm cụm từ “Chi nhánh”.
4. Thủ tục thành lập chi nhánh công ty
Việc thành lập chi nhánh công ty chính là để doanh nghiệp mở rộng thị trường, tiếp cận với những cơ hội kinh doanh mới. Và hơn nữa, nó cũng mang lại một khía cạnh khác chính là mở rộng và nâng được tầm thương hiệu cho chính doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh công ty sẽ không tránh khỏi những vướng mắc về tục pháp lý cũng như những công việc cần thực hiện sau khi thành lập chi nhánh liên quan đến cơ quan thuế. Đó cũng là trở ngại nhất định nếu như không có phương án giải quyết triệt để.
Hồ sơ:
- Thông báo thành lập chi nhánh công ty của doanh nghiệp ( theo mẫu )
- Quyết định của Hội đồng thành viên (với CTy TNHH hai thành viên trở lên), chủ tịch công ty (với CTy TNHH một thành viên) hay là Hội đồng quản trị (với CTy Cổ Phần), các thành viên hợp danh (CTy hợp danh) về việc thành lập chi nhánh của doanh nghiệp.
- Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh công ty.
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu của chi nhánh
- Chứng minh nhân dân của người đứng đầu chi nhánh hoặc hộ chiếu
- Chi nhánh phải có chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh hoặc cá nhân khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Điều lệ công ty
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – bản sao hợp lệ
Thủ tục, trình tự thành lập chi nhánh:
- Cách để đăng ký thành lập chi nhánh:
-
- Đăng ký trực tiếp ở Sở kế hoạch và đầu tư
- Đăng ký online trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp Quốc Gia
- Trình tự nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở kế hoạch và đầu tư
-
- Hồ sơ thành lập chi nhánh theo quy định
- Nộp hồ sơ tại phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi chi nhánh đang hoạt động
- Bộ phận một cửa sẽ nhận hồ sơ và trả giấy biên nhận
- Phòng đăng ký doanh nghiệp kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
- Khi hồ sơ chưa hợp lệ thì doanh nghiệp cần làm theo các bước sau:
-
- Nhận thông báo bổ sung hồ sơ
- Điều chỉnh lại hồ sơ theo hướng dẫn trong thông báo bổ sung và nộp lại hồ sơ
- Khi hồ sơ đã được chấp nhận, hợp lệ:
-
- Phòng đăng ký doanh nghiệp giải quyết hồ sơ
- Phòng đăng ký doanh nghiệp sẽ nhập thông tin vào hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp và yêu cầu mã số chi nhánh rồi mới cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
Trả kết quả
- Khi doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng bản giấy thì doanh nghiệp tới lấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo giấy hẹn
- Khi doanh nghiệp nộp hồ sơ online mà không sử dụng chữ ký số công cộng, thì doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp kèm giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng đăng ký kinh doanh theo ngày hẹn để lấy giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Đặc biệt, với trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh khác nơi đặt trụ sở chính thì trong hạn thời gian bảy ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, doanh nghiệp sẽ phải thông báo bằng văn bản tới phòng đăng ký doanh nghiệp cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp – thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
- Với trường hợp thành lập chi nhánh tại nước ngoài thì sẽ phải thực hiện theo quy định của nước sở tại.
5. Công tác thủ tục thành lập tại Luật Hoàng Long
Để giúp các doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng được chi nhánh để phát triển mạnh mẽ hơn cũng như giúp các doanh nghiệp không bị tốn quá nhiều thời gian vào thủ tục cũng như hồ sơ. Chúng tôi, Công Ty Luật Hoàng Long sẽ thực hiện toàn bộ cho các doanh nghiệp như sau:
- Tư vấn các quy định của pháp luật về chi nhánh công ty
- Làm việc trực tiếp với doanh nghiệp để xác định yêu cầu về thành lập chi nhánh
- Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp giấy tờ để soạn hồ sơ thành lập chi nhánh doanh nghiệp.
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh
- Chuyển hồ sơ cho doanh nghiệp và đóng dấu
- Ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với doanh nghiệp
- Nộp hồ sơ ở phòng đăng ký doanh nghiệp
- Theo dõi quá trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp.
- Nhận giấy chứng nhận đăng ký hoạt động ở Phòng đăng ký doanh nghiệp
- Tới cơ quan quản lý thuế để nộp hồ sơ thông báo việc thành lập chi nhánh
- Gửi thông báo tới phòng đăng ký doanh nghiệp về việc bổ sung thêm thông tin chi nhánh ở trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty
- Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty kèm nội dung bổ sung thông tin về chi nhánh
- Bàn giao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh và các chứng từ liên quan.
- Thanh lý hợp đồng dịch vụ pháp lý
6. Một số lưu ý khi thành lập chi nhánh
Trong quá trình kinh doanh hoạt động, công ty, doanh nghiệp muốn mở chi nhánh. Cần lưu ý khi thành lập chi nhánh công ty, doanh nghiệp. Sau đây, Luật Hoàng Long chúng tôi sẽ chia sẻ tới khách hàng những thông tin thông qua những vấn đề dưới đây.
Các loại thuế sau khi thành lập công ty:
- Lệ phí môn bài
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế xuất nhập khẩu
- Thuế tài nguyên
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
Trường hợp thành lập chi nhánh khác tỉnh
- Khi thực hiện thủ tục thành lập thì sẽ tùy với nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn hình thức hạch toán phụ thuộc hay độc lập.
- Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh sẽ phải theo đúng với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
- Còn đối với doanh nghiệp có ngành dịch vụ ăn uống, thì sẽ được mặc định là hạch toán độc lập. Do ngành nghề liên quan đến ăn uống đăng ký ở quận nào thì quận đó quản lý. Nên dù công ty thành lập chi nhánh trong cùng tỉnh hay là khác tỉnh thì vẫn phải đăng ký hình thức hạch toán độc lập.
Đặt tên cho chi nhánh công ty, doanh nghiệp
- Tên chi nhánh sẽ phải có cụm từ “Chi nhánh” + tên doanh nghiệp
- Tên phải được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt, các chữ F. J. Z. W, số và kí hiệu
- Tên của chi nhánh công ty sẽ phải gắn ở tại trụ sở chính của chi nhánh
Địa chỉ trụ sở chính của chi nhánh công ty, doanh nghiệp
Địa chỉ của trụ sở chi nhánh cần được khai rõ ràng, cụ thể. Đặc biệt bao gồm: số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố hoặc thôn xã, huyện, thị trấn, tỉnh. Và doanh nghiệp sẽ không được tiến hành đăng ký trụ sở chi nhánh tại Chung cư hay Nhà tập thể.
Nội dung hoạt động của chi nhánh công ty
Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với công ty, không được phép thực hiện kinh doanh các ngành nghề khác. Chi nhánh công ty sẽ thực hiện toàn bộ hay một phần chức năng của công ty, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
Người đứng đầu chi nhánh công ty, doanh nghiệp
Công ty sẽ phải bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh. Là người quan trọng , đại diện cho chi nhánh và quản lý hoạt động của chi nhánh. Người đứng đầu chi nhánh phải không thuộc trường hợp sau:
-
- Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong những doanh nghiệp nhà nước
- Người chưa thành niên, người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Tổ chức không có tư cách pháp nhân
- Người đang chấp hành hình phạt tù, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người đang chịu xử lý hành chính tại những cơ sở cai nghiện bắt buộc,….
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
- Hotline: 035.401.2914
- Email: [email protected]
- Địa chỉ: F1/1Q, đường số 1, KDC Đồng Danh, X. Vĩnh Lộc, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh