QUY TRÌNH XỬ LÝ KỶ LUẬT SA THẢI

QUY TRÌNH XỬ LÝ KỶ LUẬT SA THẢI

Bước 1: Xác định lỗi nhân viên vi phạm để sa thải lao động

Bước 2: Tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật, sa thải lao động:

Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn trình tự xử lý kỷ luật như sau:

- Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi. Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.

- Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật, sa thải lao động như sau:

+ Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần phải tham dự họp theo quy định, bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp;

+ Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp theo quy định phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp;

+ Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa điểm đã thông báo quy định .Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp theo quy định không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.

- Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp theo quy định, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.

- Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động và gửi đến các thành phần phải tham dự theo quy định.

Bước 3: Thanh toán lương và trả sổ bảo hiểm cho nhân viên:

Căn cứ theo Điều 48 Bộ luật Lao động 2019:

  • Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ các có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
  • Doanh nghiệp còn có trách nhiện sau đây:

* Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

* Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Như vậy, khi áp dụng hình thức kỷ luật sa thải lao động, các doanh nghiệp cần lưu ý 03 bước cơ bản trên để sa thải lao động đúng theo quy định của pháp luật.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

  • Hotline: 035.401.2914
  • Email: [email protected]
  • Địa chỉ: F1/1Q, đường số 1, KDC Đồng Danh, X. Vĩnh Lộc, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh